Tìm hiểu về loại hình công ty cổ phần - Hướng dẫn đăng ký thành lập công ty cổ phần
Tìm hiểu về loại hình công ty cổ phần - Hướng dẫn đăng ký thành lập công ty cổ phần
Tìm hiểu về loại hình công ty cổ phần - Hướng dẫn đăng ký thành lập công ty cổ phần
Tìm hiểu về loại hình công ty cổ phần - Hướng dẫn đăng ký thành lập công ty cổ phần
Tìm hiểu về loại hình công ty cổ phần - Hướng dẫn đăng ký thành lập công ty cổ phần
Tìm hiểu về loại hình công ty cổ phần
Ở bài viết này, G Office sẽ giới thiệu để các bạn có thể hiểu rõ công ty cổ phần là gì? Đặc điểm của loại hình công ty này là như thế nào? Và cuối cùng là hướng dẫn hồ sơ, thủ tục để bạn có thể đăng thành lập doanh nghiệp dưới hình thức công ty cổ phần. Cùng theo dõi nhé!
Công ty cổ phần (CP) là gì?
Dựa trên điều 111 Luật Doanh nghiệp, loại hình công ty cổ phần là những công ty có đặc điểm như sau:
- Thứ nhất: số vốn điều lệ của công ty được chia thành nhiều phần bằng nhau, chúng được gọi là cổ phần.
- Thứ 2: Cổ phần được sở hữu bởi cá nhân hoặc tổ chức. Mỗi công ty cổ phần phải có tối thiểu là 3 cổ đông, không có sự hạn chế số lượng cổ đông tối đa. Những cổ đông trong công ty sẽ chỉ chịu trách nhiệm về những khoản nợ, cũng như nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn họ đã góp vào công ty.
- Thứ 3: Số lợi nhuận mà các cổ đông nhận được từ việc sở hữu cổ phần trong công ty sẽ được gọi là cổ tức.
- Thứ 4: Loại hình công ty này có thể huy động vốn bằng hình thức phát hành cổ phiếu.
- Thứ 5: Dựa trên Điều 74 Bộ Luật Dân sự 2015, công ty cổ phần sở hữu đầy đủ các yếu tố để được xem là có tư cách pháp nhân. Sau khi công ty được cấp Giấy phép đăng ký doanh nghiệp, thì nó chính thức có được tư cách pháp nhân.
Đặc điểm của loại hình công ty cổ phần là gì?
Đặc điểm cổ đông của loại hình công ty cổ phần
Đối với cổ đông của loại hình công ty cổ phần, mỗi người phải sở hữu ít nhất là một cổ phần của công ty. Những người này sẽ chỉ chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ và các nghĩa vụ tài chính khác trong phạm vi số vốn góp.
Cổ đông trong công ty cổ phần được chia thành 3 nhóm:
- Thứ nhất là cổ đông sáng lập: Những người này phải sở hữu ít nhất là một cổ phần phổ thông, đồng thời phải có chữ ký trong danh sách những cổ đông sáng lập nên công ty. Điều này đồng nghĩa với việc cổ đông sáng lập cũng là cổ đông phổ thông.
- Thứ 2 là nhóm cổ đông phổ thông: Đây là nhóm những cổ đông sở hữu cổ phần phổ thông.
- Và cuối cùng là cổ đông ưu đãi: những người sở hữu cổ phần ưu đãi sẽ được gọi là cổ đông ưu đãi.
Đặc điểm về vốn điều lệ của loại hình công ty cổ phần
Trong công ty cổ phần, số vốn góp điều lệ sẽ được chia thành những phần vốn bằng nhau được gọi là cổ phần, những người mua cổ phần sẽ được xem là đã góp vốn vào công ty.
Khả năng huy động vốn của loại hình doanh nghiệp này khá linh hoạt. Các công ty này có thể huy động vốn bằng nhiều phương thức như: vay vốn từ các cá nhân hay tổ chức trong và ngoài nước, phát hành trái phiếu, cổ phiếu.
Đặc điểm cơ cấu công ty của loại hình công ty cổ phần
Loại hình công ty cổ phần có 2 dạng cơ cấu đặc trưng là:
Cơ cấu 1:
- Đại hội đồng cổ đông
- Hội đồng quản trị
- Ban kiểm soát và Giám đốc hay là Tổng Giám đốc
Chú ý: Đối với trường hợp mà công ty có số lượng cổ đông dưới 11 người, các cổ đông là tổ chức sở hữu chưa đến 50% cổ phần. Thì khi đó, công ty cổ phần này bắt buộc phải thành lập Ban kiểm soát.
Cơ cấu 2:
- Đại hội đồng cổ đông
- Hội đồng quản trị
- Giám đốc hoặc là Tổng Giám đốc
Chú ý: Với cơ cấu này, thì công ty phải có ít nhất là 20% số lượng thành viên Hội đồng quản trị là thành viên độc lập. Đồng thời, công ty phải có Ủy ban kiểm toán thực thuộc Hội đồng quản trị.
Đại hội đồng cổ đông cùng với Hội đồng cổ đông là 2 thành phần bắt buộc phải có đối với loại hình công ty cổ phần. Nó chính là một đặc trưng của loại hình doanh nghiệp này.
- Đại hội đồng cổ đông: nhóm này sẽ bao gồm tất cả những người cổ đông có quyền biểu quyết trong công ty, đây là hội đồng có quyền quyết định cao nhất trong công ty. Đại hội đồng cổ đông sẽ có cuộc họp thường niên định kỳ mỗi năm một lần. Ngoài ra, họ cũng sẽ có những cuộc họp bất thường khi cần thiết.
- Hội đồng quản trị: Đây là nhóm hội đồng quản lý công ty, những người này sẽ có toàn quyền để nhân danh công ty đưa ra những quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty, trong đó, trừ các quyền thuộc về Đại hội đồng cổ đông. Số thành viên của Hội đồng quản trị là từ 3 đến 11 người. Đối với chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị sẽ do Hội đồng quản trị bầu, miễn nhiệm hoặc là bãi nhiệm từ các thành viên của hội đồng.
Chuyển nhượng cổ phần trong công ty cổ phần:
Cổ đông sẽ được quyền tự do chuyển nhượng số cổ phần mình đang nắm giữ. Nhưng sẽ có một số trường hợp bị hạn chế chuyển nhượng.
Trường hợp thứ nhất là bị hạn chế theo quy định được ghi trong Điều lệ công ty, việc hạn chế này phải được ghi rõ trên cổ phiếu tương ứng.
Trường hợp thứ 2 là những cổ đông sáng lập chỉ được phép chuyển nhượng cổ phần cho cổ đông sáng lập khác trong thời gian 3 năm đầu thành lập công ty. Nếu cổ đông sáng lập chuyển nhượng cho người khác, không phải là cổ đông sáng lập của công ty thì phải được Đại Hội đồng cổ đông thông qua và chấp thuận.
Trường hợp cuối cùng là cổ phần ưu đãi biểu quyết, loại cổ phần này sẽ không được phép chuyển nhượng.
Hướng dẫn thực hiện thủ tục thành lập công ty cổ phần
Các hồ sơ cần thiết để làm thủ tục thành lập công ty cổ phần
Hồ sơ, thủ tục thành lập: CÔNG TY CỔ PHẦN
Địa điểm nộp hồ sơ:
Để nộp hồ sơ thành lập công ty cổ phần, bạn có thể nộp trực tiếp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tại địa phương mà doanh nghiệp của bạn đang đặt trụ sở chính. Hoặc bạn cũng có thể nộp trực tuyến thông qua đường link đăng ký sau đây:
https://dangkykinhdoanh.gov.vn
Trong trường hợp, bạn lần đầu thành lập doanh nghiệp còn nhiều bỡ ngỡ hoặc bạn không có thời gian để trực tiếp thực hiện thủ tục đăng ký. Bạn hoàn toàn có thể sử dụng dịch vụ “Đăng ký thành lập công ty” của G Office.
G Office là một trong những nhà cung cấp những giải pháp ưu việt dành cho các doanh nghiệp. Chúng tôi đã có thâm niên 14 năm trong lĩnh vực cung cấp dịch thủ tục doanh nghiệp và dịch vụ cho thuê văn phòng ảo, văn phòng chia sẻ uy tín hàng đầu tại khu vực TP.HCM. Trong suốt nhiều năm qua, G Office đã trở thành cái tên được rất nhiều doanh nghiệp ưu tiên lựa chọn, vì vậy bạn hoàn toàn có thể an tâm khi lựa chọn sử dụng dịch vụ của chúng tôi. Gọi ngay 028 222 00 966! Để được hỗ trợ tư vấn và giải đáp thắc mắc.
VIETNAM E-VISA: Traveling to Vietnam is easier than ever with e-visa
DỊCH VỤ TƯ VẤN MỞ MÃ SỐ THUẾ
Quý doanh nghiệp đang gặp khó khăn vì bị khóa mã số thuế? THE WAY cung cấp dịch vụ tư vấn chuyên nghiệp, giúp bạn nhanh chóng khắc phục tình trạng này và đưa hoạt động kinh doanh trở lại bình thường
THẺ TẠM TRÚ - GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI
THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP
Khi bạn muốn mở thêm công ty/ chi nhánh tại TP.HCM, The Way sẽ hỗ trợ tư vấn để Thành lập công ty/ doanh nghiệp
GIẤY PHÉP KINH DOANH
The Way tập hợp và cập nhật mới nhất các thông tin, thủ tục, hồ sơ, tài liệu cần để Đăng ký và Thay đổi Giấy phép kinh doanh một cách nhanh chóng và chính xác nhất
VISA ĐẦU TƯ VIỆT NAM – VISA ĐT – ĐIỀU KIỆN VÀ THỦ TỤC MỚI NHẤT
TẠM NGƯNG KINH DOANH - GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP
Dịch vụ giải thể doanh nghiệp/công ty tại The Way phù hợp với tất cả loại hình kinh doanh tại TP.HCM.
Tra cứu thông tin
Tra cứu thông tin theo tên công ty hoặc MST
Hotline 0909.411.148 / 0849.567.417
Email support@theway.vn
Hotline
0909411148