Vốn điều lệ và vốn pháp định là gì?

Vốn điều lệ và vốn pháp định là gì?

Vốn điều lệ và vốn pháp định là gì?

Vốn điều lệ và vốn pháp định là gì?

Vốn điều lệ và vốn pháp định là gì?

0909.411.148 / 0849.567.417

Trang chủ > Tin tức & Sự kiện

VỐN ĐIỀU LỆ VÀ VỐN PHÁP ĐỊNH KHÁC NHAU NHƯ THẾ NÀO?

      Trước khi thành lập thì việc đầu tiên mà các doanh nghiệp cần làm đó là tìm hiểu thật kỹ tất cả những vấn đề có liên quan và ảnh hưởng đến việc cấp giấy phép kinh doanh và thành lập doanh nghiệp một cách hợp pháp. Trong đó, vốn điều lệ và vốn pháp định là một vấn đề quan trọng. 

 

      Vậy vốn điều lệ là gì? Vốn pháp định là gì? Chúng có mối liên hệ hoặc khác nhau ở điểm nào hay không? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết sau đây.

 

1. Vốn điều lệ

      Theo điều 29 Luật doanh nghiệp ban hành năm 2014 thì vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp với công ty cổ phần.

 

      Những thành viên tham gia góp vốn sẽ được ghi vào bản điều lệ của công ty. Hiện chưa có quy định cụ thể về số vốn điều lệ tối thiểu trừ một số ngành nghề có điều kiện. Tuy nhiên, nếu số vốn điều lệ mà doanh nghiệp khai báo quá thấp hoặc quá cao so với số vốn góp thực thì có thể ảnh hưởng đến rất nhiều thứ như thuế, sổ sách,…

 

      Đặc điểm của vốn điều lệ:

      - Tài sản góp vốn có thể là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác ghi trong điều lệ của công ty do thành viên góp để tạo thành vốn của công ty.

 

      - Vốn điều lệ chính là cơ sở để tính toán, phân chia lợi nhuận và cả lường trước những rủi ro có thể xảy ra đối với các thành viên góp vốn.

 

      - Vốn điều lệ là giới hạn trách nhiệm của chủ sở hữu công ty, trừ thành viên hợp danh của công ty hợp danh phải chịu trách nhiệm vô hạn đối với nghĩa vụ của công ty.

 

2. Vốn pháp định

      Theo điều 7 Luật Doanh nghiệp ban hành năm 2005 thì vốn pháp định được định nghĩa là số vốn tối thiểu mà doanh nghiệp phải có theo quy định của pháp luật khi muốn thành lập. Hiện tại thì việc xác định vốn pháp định đã được bãi bỏ dựa theo Luật doanh nghiệp năm 2014.

 

       Mục đích của việc bãi bỏ này chính là giúp cho các doanh nghiệp được tự do kinh doanh tất cả các ngành nghề mà pháp luật không cấm. Tất nhiên là với một số ngành nghề nhất định thì vẫn có những quy định cụ thể về số vốn pháp định để thành lập doanh nghiệp (các ngành nghề bao gồm: an ninh quốc phòng, công thương, giáo dục và đào tạo, giao thông vận tải, lĩnh vực lao động thương binh xã hội, ngân hàng, tài chính, tài nguyên và môi trường, thông tin và truyền thông, tư pháp, văn hóa, thể thao và du lịch, xây dựng,…).

 

       Như vậy, doanh nghiệp sẽ không cần kê khai mức vốn pháp định trong hồ sơ nhưng sẽ phải khai báo với cơ quan quản lí có liên quan đến ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp mình.

 

Nguồn: gtax, luatduonggia, thuvienphapluat

G