Vốn điều lệ là gì? Phân biệt vốn điều lệ và vốn pháp định

Vốn điều lệ là gì? Phân biệt vốn điều lệ và vốn pháp định

Vốn điều lệ là gì? Phân biệt vốn điều lệ và vốn pháp định

Vốn điều lệ là gì? Phân biệt vốn điều lệ và vốn pháp định

Vốn điều lệ là gì? Phân biệt vốn điều lệ và vốn pháp định

0909.411.148 / 0849.567.417

Trang chủ > Tin tức & Sự kiện

Vốn điều lệ là gì?

Khi bạn có ý định kinh doanh một thứ gì đó hoặc thành lập công ty thì yếu tố “vốn” chính là vấn đề cốt yếu. Bởi vì không có vốn thì chắc chắn rằng dự án của bạn sẽ không thể thực hiện được. Trong bài viết này website “Thủ tục doanh nghiệp” sẽ giới thiệu đến các bạn những thông tin cần thiết về “vốn điều lệ”, vậy! Vốn điều lệ là gì? Và tại sao chúng ta cần quan tâm đến nó khi thành lập công ty hoặc có ý định kinh doanh? Cùng tìm hiểu nhé!

Vốn điều lệ là gì?

Hiểu một cách đơn giản thì vốn điều lệ chính là số vốn kinh doanh của thành viên hoặc cổ đông góp vào hoặc cam kết sẽ góp được đăng ký trong một thời gian nhất định và ghi vào điều lệ của công ty.

Ý nghĩa của vốn điều lệ:

Theo Luật Doanh nghiệp 2020, vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản mà các thành viên sáng lập hoặc cổ đông cam kết góp khi thành lập công ty. 

Như vậy, vốn điều lệ mang ý nghĩa như sau:

  • Dựa vào số vốn điều lệ ta có thể biết được tổng số vốn góp ban đầu của các thành viên hoặc cổ đông đã góp vào để công ty hoạt động.
  • Vốn điều lệ còn giúp xác định tỷ lệ % vốn góp của thành viên để phân chia lợi nhuận dựa trên tỷ lệ đó.
  • Số vốn này cũng được xem là sự cam kết mức trách nhiệm của một thành viên hoặc cổ đông bằng vật chất đối với khách hàng, đối tác hoặc doanh nghiệp tương đương. Mức độ cam kết sẽ được tính dựa trên tỷ lệ % vốn góp, khi họ đã góp đủ vốn thì không phải thì bất kể là công ty lãi hay lỗ cổ đông hoặc thành viên cũng không có trách nhiệm bổ sung với bên thứ 3.  

Vốn điều lệ có phải là tổng số vốn của một công ty hay không?

Vốn điều lệ cho phép chúng ta biết được số vốn ban đầu mà công ty sử dụng để kinh doanh. Trong quá trình hoạt động, công ty có thể tạo ra lợi nhuận, khi đó số tài sản của công ty sẽ tăng lên và lớn hơn vốn điều lệ ban đầu. Nhưng nếu công ty bị thua lỗ, tài sản của công ty sẽ giảm, khi đó tài sản thực tế còn lại có thể nhỏ hơn vốn điều lệ. Trong trường hợp đó, giá trị vốn điều lệ có thể không phản ánh chính xác tình hình tài chính hiện tại của công ty.

Do đó, khi giao dịch với một công ty nào đó, thay vì bạn chỉ quan tâm đến vốn điều lệ, thì tốt hơn hết bạn nên lưu ý đến giá trị tài sản hiện tại của công ty đó, cụ thể hơn là giá trị tài sản ròng của công ty (tức là lấy tài sản của công ty trừ đi tài sản nợ). Bởi vì tài sản ròng giá trị tài sản là cơ sở kinh tế để bảo đảm các nghĩa vụ của công ty. 

Một công ty có vốn điều lệ 100 tỷ đồng nhưng nợ 150 tỷ đồng thì không thể coi là lành mạnh về tài chính so với một công ty có vốn điều lệ 20 tỷ đồng và không có nợ.

Phân biệt vốn điều lệ và vốn pháp định

Vốn điều lệ: 

Như ở phần đầu chúng ta đã đề cập, đây chính là số vốn kinh doanh của thành viên hoặc cổ đông góp vào hoặc cam kết sẽ góp được đăng ký trong một thời gian nhất định và ghi vào điều lệ của công ty.

Vốn pháp định:

Nó là một mức vốn tối thiểu mà một doanh nghiệp nào đó phải có để thành lập được doanh nghiệp. Quy định vốn tối thiểu này chỉ áp dụng với một số ngành nghề được pháp luật quy định và tùy theo ngành nghề mà số vốn pháp định sẽ khác nhau.

Điểm khác nhau giữa vốn điều lệ và vốn pháp định:

Sự khác nhau của 2 loại vốn này chính là vốn pháp định sẽ phải nhỏ hơn hoặc bằng với số vốn điều lệ của doanh nghiệp.

Điểm giống nhau của vốn điều lệ và vốn pháp định:

Điểm giống nhau chính là 2 loại vốn này đều được đóng góp bởi chủ doanh nghiệp, các thành viên hoặc cổ đông vào thời điểm ban đầu khi thành lập doanh nghiệp. 

Mong rằng nội dung bài viết này đã phần nào giúp bạn hiểu hơn về vốn điều, nếu bạn đang có nhu cầu thành lập doanh nghiệp nhưng vẫn còn nhiều bâng khuâng. Hãy liên hệ dịch vụ thành lập doanh nghiệp của G Office! Chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn thực hiện trọn gói, đảm bảo uy tín, an toàn và bảo mật tuyệt đối.

LIÊN HỆ

G