LUẬT LAO ĐỘNG MỚI NHẤT NĂM 2021

LUẬT LAO ĐỘNG MỚI NHẤT NĂM 2021

LUẬT LAO ĐỘNG MỚI NHẤT NĂM 2021

LUẬT LAO ĐỘNG MỚI NHẤT NĂM 2021

LUẬT LAO ĐỘNG MỚI NHẤT NĂM 2021

0909.411.148 / 0849.567.417

Trang chủ > Tin tức & Sự kiện

VIỆT NAM THÔNG QUA LUẬT LAO ĐỘNG NĂM 2021

      Các doanh nghiệp nên xem xét lại các luật lao động đang áp dụng trên thực tế, đồng thời nên cập nhật thêm các sửa đổi nhằm có được điều chỉnh hợp lí nhất khi bộ luật mới có hiệu lực.

 

      Việt Nam đã thông qua bộ luật lao động mới và bộ luật này sẽ có hiệu lực từ tháng 01 năm 2021. Việc sửa đổi một số quy định trong bộ luật lao động là một trong những bước quan trọng giúp người lao động Việt Nam tiến gần hơn với các tiêu chuẩn lao động quốc tế, đặc biệt là khi Việt Nam đang hội nhập vào nền kinh tế thế giới theo ghi nhận của tổ chức Lao Động quốc tế (ILO).

 

I. Các quy định chính của bộ luật lao động

 

1. Giờ làm việc

      Giới hạn giờ làm việc vẫn được giữ nguyên là 48 giờ mỗi tuần.

 

      Bộ luật mới quy định thêm rằng giờ làm việc không được vượt quá 8 giờ một ngày hoặc 48 giờ mỗi tuần.

 

      Tuy nhiên, nếu chủ doanh nghiệp và người lao động có thỏa thuận về việc làm thêm giờ thì số giờ làm thêm không được vượt quá 12 giờ một ngày, 40 giờ một tháng và 200 giờ một năm. Đối với các ngành công nghiệp như dệt may, giày dép và điện tử - các ngành này thường có các đơn hàng theo mùa vào những thời điểm nhất định trong năm và đòi hỏi cần gia tăng khối lượng công việc thì giới hạn thời gian làm thêm là 300 giờ.

 

2. Hợp đồng lao động

      Bộ luật lao động mới điều chỉnh danh sách xuống còn 2 loại hợp đồng lao động so với 3 loại hợp đồng lao động như trước đây.

 

      Với hợp đồng có thời hạn thì thời gian hợp đồng không thể kéo dài hơn 3 năm. Hợp đồng có thời hạn chỉ có thể tái ký một lần. Người nước ngoài có giấy phép làm việc (có giá trị trong vòng 2 năm) cũng chỉ có thể gia hạn hợp đồng trong 1 lần.

 

      Hợp đồng thời vụ sẽ không còn được cho phép sử dụng từ năm 2021.

 

3. Chấm dứt hợp đồng

      Nhân viên có thể chấm dứt ngay hợp đồng trong một số trường hợp như: bị ngược đãi, đang mang thai hoặc chủ doanh nghiệp không trả lương đúng hạn (chỉ cần đảm bảo thông báo trước 30 ngày đối với hợp đồng xác định thời hạn và 45 ngày với hợp đồng không xác định thời hạn).

 

4. Tuổi nghỉ hưu

      Việt Nam sẽ tăng tuổi nghỉ hưu cho nam giới lên 62 tuổi so với 60 tuổi như hiện nay và phụ nữ lê 55 tuổi so với 50 tuổi như hiện nay.

      Tuy nhiên, người lao động có thể nghỉ hưu trễ hơn hoặc sớm hơn phụ thuộc vào từng tình huống. Ví dụ, người lao động làm việc trong những môi trường nguy hiểm hoặc thường xuyên làm những công việc như mang vác vật nặng có thể nghỉ hưu sớm hơn, trong khi những người có các công việc đòi hỏi những kỹ năng chuyên môn có thể nghỉ hưu muộn hơn.

 

      Thời hạn kéo dài tuổi nghỉ hưu tối đa là 5 năm.

 

      Việc tăng tuổi nghỉ hưu sẽ được thực hiện dần dần cho cả nam và nữ vào năm 2028 và 2035. Việc tăng tuổi nghỉ hưu sẽ giúp tránh được tình trạng thiếu lao động từ năm 2040, đồng thời có thể giải quyết các thâm hụt về bảo hiểm xã hội.

 

5. Phân biệt đối xử

      Bộ luật mới ra đời với mục đích bảo vệ người lao động tránh khỏi việc bị phân biệt đối xử tại nơi làm việc.

 

      Bộ luật bao gồm các quy định về việc bảo vệ người lao động tránh khỏi việc bị quấy rối tình dục, bị phân biệt do màu da, chủng tộc, quốc tịch, dân tộc thiểu số, giới tính, tình trạng hôn nhân, mang thai, quan điểm chính trị, khuyến tật, tình trạng bệnh HIV,…

 

      Những điểm mới trong luật lao động cũng gia tăng các quy định nhằm bảo vệ người lao động trẻ tuổi.

 

II. Những thay đổi khác

      Chính phủ sẽ không quy định chính sách tiền lương tại các công ty tư nhân khi giữa công ty và người lao động đã có sự thỏa thuận. Tuy nhiên, các công ty vẫn phải đảm bảo các quy định về mức lương tối thiểu.

 

      Người lao động cũng sẽ có thêm một ngày nghỉ trước hoặc sau ngày quốc khánh 02/09.

 

Nguồn: Việt Nam Briefing

G