Toàn bộ thông tin về chế độ thai sản mà người lao động cần biết

Toàn bộ thông tin về chế độ thai sản mà người lao động cần biết

Toàn bộ thông tin về chế độ thai sản mà người lao động cần biết

Toàn bộ thông tin về chế độ thai sản mà người lao động cần biết

Toàn bộ thông tin về chế độ thai sản mà người lao động cần biết

0909.411.148 / 0849.567.417

Trang chủ > Tin tức & Sự kiện

Toàn bộ thông tin về chế độ thai sản mà người lao động cần biết

Toàn bộ thông tin về chế độ thai sản mà người lao động cần biết

“Nghỉ thai sản có được hưởng lương không?”, “Vợ sinh chồng được hưởng chế độ gì?” khi vợ đang mang thai. Đây là những câu hỏi mà rất nhiều cặp vợ chồng quan tâm.Vì kèm theo đó là những lợi ích mà bất cứ người lao động nào đang tham gia bảo hiểm xã hội cũng muốn được hưởng. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ hết về những điều kiện để được hưởng chế độ thai sản. Tham khảo bài viết dưới đây để cùng G Office cập nhật những thông tin bổ ích.

Thế nào là chế độ thai sản

Chế độ thai sản là chế độ được hưởng khi người lao động tham gia đầy đủ các bảo hiểm xã hội. Chế độ này bao gồm các nội quy do nhà nước ban hành nhằm mục đích đảm bảo được thu nhập và sức khỏe cho người lao động khi đang mang thai hoặc sinh con.

Những điều kiện cần thiết hưởng chế độ thai sản

Theo điều 31 Bộ luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định, điều kiện hưởng chế độ thai sản đối với người lao động khi thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Lao động nữ khi mang thai
  • Lao động nữ khi sinh con
  • Lao động nữ khi đang mang thai hộ Lao động nữ khi đặt vòng tránh thai hoặc thực hiện các biện pháp triệt sản.
  • Lao động nữ có nhận nuôi con dưới 6 tháng tuổi
  • Lao động nam đang đóng bảo hiểm cho vợ đang mang thai hoặc sinh con

Tuy nhiên các lao động phải đảm bảo tham gia bảo hiểm xã hội đủ thời gian quy định với các trường hợp:

  • Các lao động nữ sinh con hoặc nuôi con dưới 6 tháng tuổi hoặc người mang thai hộ và người lao động nhờ mang thai hộ. Đóng BHXH từ đủ 6 tháng trở lên trong 12 tháng khi nhận nuôi con nuôi hoặc trước khi sinh.
  • Lao động nữ sinh hoặc nuôi con dưới 6 tháng tuổi hay người mang thai hộ và người nhờ mang thai hộ. Bắt buộc đóng BHXH từ đủ 3 tháng trở lên trong 12 tháng khi nhận nuôi con nuôi hoặc trước khi sinh.

điều kiện hưởng chế độ thai sản

Những khoảng thời gian để hưởng chế độ thai sản

Theo các Điều 32, 33, 34, 35, 36 và 37 luật Bảo hiểm xã hội có quy định các khoản thời gian nghỉ thai sản người lao động nữ được hưởng chế độ như sau:

Thời gian được hưởng chế độ khi khám thai

  • Lao động nữ khi mang thai có quyền nghỉ phép tối đa 5 lần để đi khám tham. Mỗi lần khám có thể nghỉ 1 ngày những hợp nơi ở quá xa nơi khám bệnh hoặc người mang thai có những bệnh lý hoặc thai không được bình thường có thể nghỉ phép 2 ngày cho mỗi lần khám thai.
  • Khoảng thời gian mà thai phụ được hưởng chế độ thai sản chỉ tính theo ngày làm việc không tính theo các ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ hằng tuần hoặc nghỉ Tết.

Thời gian được hưởng chế độ khi sẩy thai hoặc phá thai bệnh lý

Khi lao động nữ bị sảy thai hoặc phá thai do bệnh lý thì lao động nữ được nghỉ phép và hưởng chế độ theo chỉ định của nơi khám chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian tối đa được quy định như sau:

  • Được phép nghỉ 10 ngày nếu thai nhi dưới 5 tuần tuổi
  • Được phép nghỉ 20 ngày nếu thai nhi từ 5 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi
  • Được phép nghỉ 40 ngày nếu thai nhi từ 14 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi
  • Được phép nghỉ 50 ngày nếu thai nhi từ 25 tuần tuổi trở lên

Nghỉ dưỡng sức sau sinh đối với người lao động

Chế độ nghỉ dưỡng sức sau sinh của nữ và nam theo quy định như trong bảng sau:

 

Điều kiện

Thời gian nghỉ



 

Lao động nữ

Trước và sau khi sinh

6 tháng

Trước khi sinh

Tối đa 2 tháng

Sinh đôi trở lên

Con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng




 

Lao động nam

Có vợ sinh con phải phẫu thuật hoặc sinh dưới 32 tuần tuổi

7 ngày 

Sinh đôi

10 ngày 

Sinh ba trở lên

Cứ thêm mỗi con được thêm 3 ngày

Có vợ sinh đôi trở lên phải phẫu thuật

14 ngày

 Thời gian được hưởng chế độ khi nhận con nuôi

Đối với người lao động nhận nuôi con dưới 6 tháng tuổi sẽ được hưởng chế độ bảo hiểm thai sản cho đến khi nào người con đủ 6 tháng tuổi.

Thời gian được hưởng chế độ khi thực hiện các phương pháp tránh thai

Khi thực hiện các phương pháp tránh thai người lao động nữ sẽ được hưởng các ngày nghỉ theo quy định sau:

  • Đối với lao động nữ đặt vòng tránh thai sẽ được nghỉ 7 ngày
  • Đối với lao động nữ sử dụng biện pháp triệt sản sẽ được nghỉ 15 ngày

Thủ tục nhận bảo hiểm thai sản

Để nhận được bảo hiểm thai sản cần làm theo các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Các lao động nữ sau khi sinh con cần chuẩn bị những hồ sau để nhận được trợ cấp. Theo Khoản 2, Điều 4 Quyết định 166/QĐ-BHXH hồ sơ bao gồm:

  • Bản sao giấy khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con
  • Các trường hợp con chết con sau khi sinh thì cần phải có thêm bản sao giấy chứng tử hoặc bản sao giấy bảo tử của con.
  • Trường hợp người mẹ hoặc người mang thai hộ chết sau khi sinh thi cần phải có bản sao giấy chứng tử của người mẹ hoặc người mang thai hộ.
  • Trường hợp người mẹ sau khi sinh hoặc người mẹ nhờ mang thai hộ sau khi nhận con mà không có đủ sức khỏe để nuôi dưỡng con thì cần thêm biên bản GĐYK của người mẹ hoặc người mẹ mang thai hộ.
  • Trường hợp khi người mẹ trị nội trú thì cần có bản sao giấy ra viện hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án quá trình nghỉ dưỡng thai.
  • Trường hợp người mẹ điều ngoại trú cần phải có thêm giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH nhằm thể hiện việc dưỡng thai.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ tất cả các hồ sơ cần thiết để hưởng chế độ thai sản tương ứng với trường hợp của lao động nữ. Người lao động sẽ nộp cho các đơn vị sử dụng lao động hoặc trực tiếp tại các cơ quan BHXH để được giải quyết.

Bước 3: Xét duyệt

Sau khi người lao động đã nộp hồ sơ. Phía người sử dụng lao động hoặc các cơ quan BHXH sẽ tiến hành xét duyệt. Thời hạn giải quyết và chi trả thai sản như sau:

  • Người sử dụng lao động: Thời gian xét duyệt tối đa 6 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
  • Cơ quan BHXH: Thời gian xét duyệt tối đa 3 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

Người lao động có thể nhận trợ cấp thai sản theo hình thức khác nhau như: 

Các hình thức người lao động có thể nhận trợ cấp thai sản như: tài khoản ngân hàng, nhận qua đơn vị sử dụng lao động, nhận trực tiếp cơ quan BHXH.

Cách tính bảo hiểm thai sản

  • Tiền nghỉ những ngày khám thai có công thức tính như sau: 

Tiền thai sản   =   Số ngày nghỉ  x   bình quân lương đóng BHXH của 6 tháng trước khi nghỉ khám thai/24

  • Tiền thai sản khi sinh con được tính theo công thức:

Mức hưởng 1 tháng   =   100%  x  bình quân lương đóng BHXH của 6 tháng trước khi nghỉ khám thai

  • Với lao động nam có vợ sinh con tiền bảo hiểm được tính theo công thức: 

Mức hưởng lương   =  Số ngày nghỉ  x 100% bình quân lương đóng BHXH của 6 tháng trước khi nghỉ/24

  • Tiền trợ cấp một lần khi sinh con có công thức tính: 

Tiền trợ cấp một lần = 2,0 x Mức lương cơ sở

  • Tiền dưỡng sức sau sinh lương bảo hiểm được tính theo công thức: 

Mức hưởng 01 ngày = 30% x Mức lương cơ sở

Bài viết trên hi vọng sẽ đem đến cho độc giả những thông tin hữu ý. G Office còn mong muốn ngoài việc đem lại thông tin cho khách hàng chúng tôi còn cung cấp những loại dịch vụ hết sức bổ ích như thủ tục doanh nghiệp, thành lập doanh nghiệp trọn gói, đổi tên, đổi thẻ,... Chúng tôi mong rằng sẽ đem lại cho khách hàng những trải nghiệm tốt nhất.

 

Tags:
G