THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP 2019 | G-OFFICE

THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP 2019 | G-OFFICE

THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP 2019 | G-OFFICE

THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP 2019 | G-OFFICE

THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP 2019 | G-OFFICE

0909.411.148 / 0849.567.417

Trang chủ > Tin tức & Sự kiện

THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP 2019

1. Doanh nghiệp nào cần phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp?

      Các doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của luật doanh nghiệp, luật đầu tư, luật các tổ chức tín dụng,…dưới các hình thức như:

- Công ty cổ phần; công ty TNHH; công ty hợp danh; doanh nghiệp tư nhân; văn phòng luật sư, văn phòng công chứng tư,…

- Các tổ chức công lập, dân lập có sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế ở tất cả các lĩnh vực

-Tổ chức được thành lập và hoạt động theo luật hợp tác xã

- Doanh nghiệp nước ngoài có cơ sở (gồm chi nhánh, văn phòng đại diện, xưởng lắp ráp,…) tại Việt Nam   

 

2. Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp được xác định theo công thức sau

      Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp = (Thu nhập tính thuế - phần trích lập quỹ khoa học và công nghệ) x thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp.

      Nếu doanh nghiệp có doanh thu, chi phí và thu nhập khác bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh doanh thu, chi phí, thu nhập khác bằng ngoại tệ trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Đối với loại ngoại tệ không có tỷ giá hối đoái với đồng Việt Nam thì phải quy đổi thông qua một loại ngoại tệ có tỷ giá hối đoái với đồng Việt Nam.

 

3. Xác định thu nhập tính thuế

      Thu nhập được tính thuế theo công thức sau:

Thu nhập tính thuế = (doanh thu – chi phí được trừ) + các khoản thu nhập khác

Nếu doanh nghiệp có nhiều hoạt động kinh doanh khác nhau và áp dụng nhiều mức thuế khác nhau thì doanh nghiệp phải tính riêng thu nhập của từng hoạt động nhân với thuế suất tương ứng.

 

4. Doanh thu để tính thuế thu nhập được xác định như sau

      a) Đối với doanh nghiệp nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế là doanh thu chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng.

Ví dụ 4: Doanh nghiệp A là đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế. Hóa đơn giá trị gia tăng gồm các chỉ tiêu như sau:

Giá bán:                        100.000 đồng.

Thuế GTGT (10%):         10.000 đồng.

Giá thanh toán:              110.000 đồng.

Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là 100.000 đồng.

 

      b) Đối với doanh nghiệp nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng là doanh thu bao gồm cả thuế giá trị gia tăng.

Ví dụ 5: Doanh nghiệp B là đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng. Hóa đơn bán hàng chỉ ghi giá bán là 110.000 đồng (giá đã có thuế GTGT).

Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là 110.000 đồng.

 

      c) Trường hợp doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh dịch vụ mà khách hàng trả tiền trước cho nhiều năm thì doanh thu để tính thu nhập chịu thuế được phân bổ cho số năm trả tiền trước hoặc được xác định theo doanh thu trả tiền một lần. Trường hợp doanh nghiệp đang trong thời gian hưởng ưu đãi thuế việc xác định số thuế được ưu đãi phải căn cứ vào tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của số năm thu tiền trước chia (:) cho số năm thu tiền trước.

 

5. Các khoản chi được trừ khi tính thuế thu nhập

a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;

b) Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.

c) Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng.

 

Nguồn: Thư viện pháp luật

G