HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ - NỘI DUNG VÀ LƯU Ý THEO THÔNG TƯ MỚI NHẤT 2019

HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ - NỘI DUNG VÀ LƯU Ý THEO THÔNG TƯ MỚI NHẤT 2019

HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ - NỘI DUNG VÀ LƯU Ý THEO THÔNG TƯ MỚI NHẤT 2019

HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ - NỘI DUNG VÀ LƯU Ý THEO THÔNG TƯ MỚI NHẤT 2019

HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ - NỘI DUNG VÀ LƯU Ý THEO THÔNG TƯ MỚI NHẤT 2019

0909.411.148 / 0849.567.417

Trang chủ > Tin tức & Sự kiện

THÔNG TƯ DO BTC BAN HÀNH VỀ HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ MỚI NHẤT NĂM 2019

Ngày 30/09/2019, thông tư số 68/2019/TT-BTC hướng dẫn một số nội dung về hóa đơn điện tử được ra mắt. Sau đây là các nội dung mà doanh nghiệp cần lưu ý khi sử dụng hóa đơn điện tử.

 

1. Nội dung trên hóa đơn điện tử

      Đối tượng áp dụng hóa đơn điện tử là những doanh nghiệp có giấy phép thành lập và hoạt động theo đúng quy định của pháp luật về luật doanh nghiệp, luật kinh doanh, luật chứng khoán,…các cá nhân, tổ chức, hộ kinh doanh,…

 

      Các thông tin thể hiện trên hóa đơn điện tử bao gồm:

- Ký hiệu hóa đơn

 

- Số hóa đơn

 

- Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán

 

- Tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua

 

- Tên, đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hóa và dịch vụ

 

- Tổng số tiền khi chưa có thuế suất giá trị gia tăng

 

- Thuế suất thuế giá trị gia tăng

 

- Chữ ký số, chữ ký điện tử của người bán và người mua

 

- Thời điểm lập hóa đơn điện tử

 

- Mã của cơ quan thuế đối với hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế

 

2. Định dạng của hóa đơn điện tử

      Định dạng của hóa đơn điện tử là định dạng XML, gồm hai phần là dữ liệu nghiệp vụ hóa đơn điện tử và chữ ký số. Hóa đơn điện tử chuyển trực tiếp đến cơ quan thuế phải đáp ứng các điều kiện như: thông qua kênh thuê riêng hoặc thông qua kênh MPLS VPN Layer 3, gồm 1 đường truyền chính và một đường truyền dự phòng, băng thông tối thiểu là 5 Mbps, sử dụng dịch vụ web hoặc message queue có mã hóa làm phương thức kết nối, sử dụng giao thức SOAP để đóng gói và truyền nhận dữ liệu,…

 

3. Những điều cần lưu ý trên hóa đơn điện tử

- Chữ viết trên hóa đơn điện tử phải được viết bằng tiếng Việt (tốt nhất là chữ tiếng Việt có dấu để tránh hiểu sai lệch nghĩa được thể hiện). Trong trường hợp muốn ghi thêm chữ nước ngoài vào thì phải đặt chữ trong dấu ngoặc đơn hoặc đặt dưới chữ tiếng Việt và có cỡ chữ nhỏ hơn.

 

- Chữ số hiển thị trên hóa đơn phải là chữ số Ả Rập

 

- Đồng tiền ghi trên hóa đơn là đồng Việt Nam, ký hiệu là “đ”

 

- Trong trường hợp có phát sinh các nội dung tài chính về ngoại tệ thì ký hiệu của ngoại tệ phải đúng theo tiêu chuẩn của quốc tế và không quy đổi ra giá trị Việt Nam đồng.

 

- Hóa đơn không nhất thiết phải có đầy đủ các nội dung trong một số trường hợp sau đây: hóa đơn điện tử tại siêu thị, trung tâm thương mại mà người mua là cá nhân không có hoạt động kinh doanh thì không cần nhất thiết phải có tên, địa chỉ hay mã số thuế của người mua.

 

- Các hóa đơn của những công ty chuyên về thi công lắp đặt, xây nhà thanh toán theo tiến độ hoặc thời hạn hợp đồng thì trên hóa đơn không cần nhất thiết phải có đơn vị tính, số lượng hay đơn giá.

 

- Trong trường hợp xảy ra bất kỳ sai sót nào trên hóa đơn thì người mua và người bán cần thông báo cho nhau và có văn bản thỏa thuận ghi về sai sót theo mẫu để không phải lập lại hóa đơn mới (với trường hợp chỉ sai về tên, địa chỉ của người mua) hoặc hủy hóa đơn và lập lại hóa đơn mới (trong trường hợp sai sót về mã số thuế và số tiền ghi trên hóa đơn)

 

Nguồn: Thông tư 68/2019/TT-BTC về hóa đơn điện tử 

 

G