THỦ TỤC VÀ QUY TRÌNH THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP THEO ĐÚNG PHÁP LUẬT NĂM 2019

THỦ TỤC VÀ QUY TRÌNH THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP THEO ĐÚNG PHÁP LUẬT NĂM 2019

THỦ TỤC VÀ QUY TRÌNH THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP THEO ĐÚNG PHÁP LUẬT NĂM 2019

THỦ TỤC VÀ QUY TRÌNH THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP THEO ĐÚNG PHÁP LUẬT NĂM 2019

THỦ TỤC VÀ QUY TRÌNH THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP THEO ĐÚNG PHÁP LUẬT NĂM 2019

0909.411.148 / 0849.567.417

Trang chủ > Tin tức & Sự kiện

QUY TRÌNH THÀNH LẬP CÔNG TY VÀ DOANH NGHIỆP MỚI NHẤT

Căn cứ theo luật doanh nghiệp có hiệu lực từ ngày 01/07/2015 thì tất cả các doanh nghiệp đều có nghĩa vụ phải hoàn thành các thủ tục pháp lí để nhận được giấy phép kinh doanh, mã số thuế và giấy chứng nhận đã đăng ký thành lập doanh nghiệp. Sau đây là những thông tin cần thiết và quy trình mà doanh nghiệp cần phải nắm bắt để tiết kiệm thời gian và chi phí khi thực hiện các thủ tục giấy tờ.

 

1. Những điều cần lưu ý

 

       Để được cấp các loại giấy phép cần thiết trong quá trình kinh doanh thì doanh nghiệp phải đảm bảo đáp ứng các điều kiện và giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh như không kinh doanh các mặt hàng và dịch vụ bị pháp luật cấm, với ngành thuốc và các ngành đặc thù thì cần thêm giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc và các mặt hàng có liên quan.

 

      Doanh nghiệp cần chịu trách nhiệm về những thông tin mình đã khai báo trong hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh hoặc chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp và đảm bảo các thông tin đó là chính xác, trung thực. Nếu thông tin đã khai báo chưa đầy đủ và chính xác thì cần thông báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền để nhanh chóng điều chỉnh và sửa đổi. Trong trường hợp có những thay đổi nhưng doanh nghiệp không báo cáo hoặc báo cáo muộn thì có thể đối diện với các án phạt theo quy định của pháp luật.

 

2. Điều kiện để doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

 

- Ngành, nghề đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp không nằm trong danh sách cấm

- Tên của doanh nghiệp phải đảm bảo đặt đúng theo quy định

- Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ

- Nộp đủ lệ phí đăng ký thành lập doanh nghiệp theo đúng quy định của pháp luật

 

3. Những quy định về đặt tên doanh nghiệp

 

- Tên doanh nghiệp không được trùng lặp với những doanh nghiệp đã và đang hoạt động

- Các câu từ trong tên không được vi phạm thuần phong mỹ tục, văn hóa của người Việt Nam

- Không được sử dụng tên của cơ quan, chính quyền nhà nước hay các tổ chức chính trị để đặt cho doanh nghiệo của mình

 

a) Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai phần theo thứ tự là loại hình doanh nghiệp, sau đó là tên riêng của doanh nghiệp. Loại hình doanh nghiệp gồm có công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH), công ty cổ phần (CP), công ty hợp danh (HD) hoặc công ty tư nhân (TN). Tên riêng được viết theo bảng chữ cái tiếng Việt và các chữ F,J,Z,W, chữ số và ký hiệu

 

b) Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.

 

4. Tiến hành nộp hồ sơ thành lập công ty/doanh nghiệp

 

Tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp đã chọn lựa mà các loại giấy tờ và hồ sơ đi kèm sẽ có sự thay đổi.

Chúng ta lấy ví dụ hồ sơ và thủ tục cho việc thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (MTV) sẽ có chút khác biệt so với thủ tục và hồ sơ thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.

Công ty TNHH Một Thành Viên, hồ sơ gồm có:

 

- 01 bản Giấy đề đăng ký kinh doanh (Theo mẫu);

- 01 bản dự thảo Điều lệ công ty TNHH 1 thành viên

- Bản sao CMND, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu còn thời hạn sử dụng của người đại diện.

 

Công ty TNHH Hai Thành Viên trở lên, hồ sơ gồm có:

- 01 bản Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp (theo mẫu);

- 01 bản dự thảo Điều lệ công ty TNHH 2 thành viên trở lên

- 01 bản danh sách thành viên góp vốn;

- 01 bản sao thẻ căn cước, CMND hoặc hộ chiếu còn thời hạn sử dụng của các thành viên góp vốn.

- 01 bản giấy uỷ quyền

 

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ thì người đại diện pháp luật của doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền sẽ trực tiếp mang hồ sơ đến phòng đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính và nếu hồ sơ hợp lệ thì bạn sẽ nhận được giấy hẹn trả kết quả sau 3 ngày làm việc.

 

5. Các bước cần thực hiện ngay sau khi nhận được giấy phép đăng ký kinh doanh

 

Bước 1: Mở tài khoản giao dịch ngân hàng của công ty (thường mất ít nhất 1 ngày) và thông báo số tài khoản lên sở kế hoạch đầu tư nơi công ty đặt trụ sở;

 

Bước 2: Đăng ký khai thuế với cơ quan thuế quản lý trực thuộc nơi đơn vị đặt địa điểm kinh doanh;

Thông báo phương pháp tính thuế GTGT lên cơ quan thuế. Có hai phương pháp tính thuế đang được áp dụng là phương pháp khấu trừ và phương pháp tính thuế trực tiếp. Việc khai thuế của cả 2 phương pháp này được tính theo quý;

Tiến hành nộp đơn đề nghị mua, tự in hoặc đặt in hóa đơn GTGT. Khi đã in hóa đơn, công ty bắt buộc treo “liên 2 mẫu hóa đơn” công khai tại trụ sở chính của công ty;

 

Bước 3: Mua chữ ký số và đăng ký kê khai thuế qua mạng;

 

Bước 4: Đăng bố cáo thành lập công ty trên cổng thông tin quốc gia trong vòng 30 ngày tính từ ngày nhận được giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và đóng đầy đủ phí theo quy định của nhà nước;

 

Bước 5: Tiến hành nộp thuế môn bài cho đơn vị quản lý thuế thực tiếp;

 

Bước 6: Với các ngành nghề yêu cầu có điều kiện kinh doanh thì đơn vị cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ liên quan chứng minh đủ điều kiện kinh doanh.

G