Quy định mới về việc tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7/2022, những đối tượng nào được tăng lương?

Quy định mới về việc tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7/2022, những đối tượng nào được tăng lương?

Quy định mới về việc tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7/2022, những đối tượng nào được tăng lương?

Quy định mới về việc tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7/2022, những đối tượng nào được tăng lương?

Quy định mới về việc tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7/2022, những đối tượng nào được tăng lương?

0909.411.148 / 0849.567.417

Trang chủ > Tin tức & Sự kiện

Quy định mới về việc tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7/2022, những đối tượng nào được tăng lương?

Mới đây, Bộ Bộ LĐTBXH và Tổng LĐLĐVN đã ban hành công văn về việc tăng lương tối thiệu vùng từ ngày 1/7/2022. Thông tin đang được người lao động và các doanh nghiệp quan tâm rất nhiều. Vậy việc tăng lương vùng tối thiểu này cụ thể như thế nào, mang lại những tác động gì? Hãy dành một chút thời gian cùng đội ngũ chuyên viên dịch vụ Thủ tục doanh nghiệp của G Office điểm qua một vài thông tin dưới bài viết dưới này nhé!

Nội dung nghị định tăng lương

Ngày 12.6.2022 phó Thủ tướng Phạm Bình Minh ký Nghị định số 38/2022/NĐ-CP quyết định mức lương tối thiểu đối với người lao động theo hợp đồng lao động.

Tăng lương vùng tối thiểu là gì?

Lương tối thiểu được hiểu mức lương thấp nhất mà người lao động được nhận từ một công việc đơn giản nhất trong một điều kiện lao động bình thường. Người lao động phải bảo đảm hoàn thành đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận. Với mục đích nâng cao mức sống tối thiểu cho bản thân và gia đình. Tuy nhiên doanh nghiệp không được phép trả thấp hơn mức tối thiểu vùng mà không được sự đồng ý của người lao động.

Tăng lương vùng tối thiểu là gì?

Đối tượng áp dụng tăng lương vùng tối thiểu

  • Áp dụng đối với những người lao động làm việc theo hợp đồng lao động và theo quy định của Bộ luật Lao động
  • Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động trừ trường hợp trong Nghị định 90/2019/NĐ-CP.
  • Người sử dụng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động gồm: cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, hợp tác xã, cá nhân có thuê mướn, doanh nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp, sử dụng người lao động làm việc theo thỏa thuận.

Nghị định tăng lương tối thiểu

Theo nghị định số 38/2022/NĐ-CP mức lương tối thiểu năm 2022 sẽ tăng trung bình 6%. Tức sẽ tăng từ 180.000 đồng đến 260.000 đồng so với mức lương tối thiểu hiện hành. Đối với mức lương tối thiểu tháng sẽ được chia thành 4 vùng như sau:

  • Vùng 1: Tăng 260.000 đồng, tăng từ 4.420.000 đồng/tháng lên 4.680.000 đồng/tháng
  • Vùng 2: Tăng 240.000 đồng, tăng từ 3.920.000 đồng/tháng lên 4.160.000 đồng/tháng
  • Vùng 3: Tăng 210.000 đồng, tăng từ 3.430.000 đồng/tháng lên 3.640.000 đồng/tháng
  • Vùng 4: Tăng 180.000 đồng, tăng từ 3.070.000 đồng/tháng lên 3.250.000 đồng/tháng

Đối với mức lương tối thiểu theo giờ, Nghị định cũng chia theo 4 vùng sau:

  • Vùng 1: 22.500 đồng/giờ
  • Vùng 2: 20.000 đồng/giờ
  • Vùng 3: 17.500 đồng/giờ
  • Vùng 4: 15.600 đồng/giờ

Việc áp dụng địa bàn vùng được xác định theo nơi hoạt động của người sử dụng lao động.

Đối với mức lương tối thiểu theo tháng, Nghị định nêu rõ đây sẽ là mức lương thấp nhất làm cơ sở để người sử dụng lao và người lao động thỏa thuận khi ký kết hợp đồng làm việc. Việc này đảm đảm đáp ứng đúng với mức lương của người lao động theo chức danh hoặc công việc của họ.

Đối với mức lương tối thiểu theo giờ, Nghị định cũng đã nêu rõ đây là mức lương thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp thỏa thuận và trả lương cho người lao động bằng hình thức trả theo giờ. Bảo đảm sao cho mức lương tương ứng với công việc hoặc chức danh của người lao động. Điều này bảo đảm quyền lợi cho người lao động.

Tăng lương tối thiểu vùng và những điều doanh nghiệp cần lưu ý

Khi tăng lương tối thiểu vùng, doanh nghiệp cần lưu ý:

  • Đối với doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn nào thì áp dụng mức lương tối thiểu đối với địa bàn đó.
  • Doanh nghiệp bắt buộc phải tăng lương cho người lao động đang nhận lương tối thiểu vùng. Mức lương sau khi tăng tuyệt đối không thấp hơn mức lương quy định. Lương mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo chức danh hoặc công việc, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
  • Bắt đầu từ ngày 1-7, khi Nghị định đã được áp dụng. Doanh nghiệp bắt buộc phải tăng lương vùng tối thiểu cho người lao động
  • Những doanh nghiệp không chấp hành Nghị định sẽ bị phạt từ 20 triệu đến 75 triệu đồng. Ngoài ra doanh nghiệp còn phải trả đủ tiền lương cộng với tiền lãi của tiền trả thiếu cho người lao động.
  • Theo Quyết định 595/QĐ-BHXH hàng tháng người lao động phải đóng các khoản bảo hiểm. Việc tăng mức lương tối thiểu vùng dẫn đến các khoản đóng bảo hiểm tăng. Vì vậy đối với các doanh nghiệp đang đóng BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động thì số tiền cũng sẽ tăng thêm so với trước.

 

những lưu ý khin tăng lương vùng tối thiểu

Tổng kết

Mong rằng những thông tin mà chúng tôi cung cấp trong bài viết này có thể giúp các bạn nắm rõ và thực hiện đúng theo quy định tăng lương tối thiểu vùng vừa được ban hành. 

Nếu bạn đang có nhu cầu tư vấn và thực hiện các thủ tục thành lập doanh nghiệp, giải thể hoặc tạm ngừng trên địa bàn TP.HCM. Hãy liên hệ ngay dịch vụ Thủ tục doanh nghiệp G Office nhé! Đội ngũ chuyên viên giàu kinh nghiệm của chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn.

 
Tags:
G