Phân biệt 2 trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng và nghỉ việc không lương

Phân biệt 2 trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng và nghỉ việc không lương

Phân biệt 2 trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng và nghỉ việc không lương

Phân biệt 2 trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng và nghỉ việc không lương

Phân biệt 2 trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng và nghỉ việc không lương

0909.411.148 / 0849.567.417

Trang chủ > Tin tức & Sự kiện

Phân biệt 2 trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng và nghỉ việc không lương

Trường hợp tạm hoãn hợp đồng và trường hợp nghỉ việc không lương là 2 trường hợp có những đặc điểm khác biệt nhau. Vì vậy, pháp luật đã đặt ra các quy định khác nhau cho 2 trường hợp này. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng phân biệt giữa tạm hoãn thực hợp đồng và nghỉ việc không lương để các bạn có được cái nhìn chính xác nhất nhé!

tạm hoãn thực hiện hợp đồng và nghỉ việc không lương

 

 Sự giống nhau giữa tạm hoãn thực hiện hợp đồng và nghỉ việc không lương:

Cả 2 trường hợp này có điểm giống nhau là người lao động đều đang không làm việc và người sử dụng lao động cũng không cần phải trả lương trong khoảng thời gian người lao động đang tạm hoãn hay nghỉ không hưởng lương.

Sự khác nhau giữa tạm hoãn thực hiện hợp đồng và nghỉ việc không lương:

Căn cứ vào pháp lý

Tạm hoãn hợp đồng

Nghỉ không hưởng lương

Điều 30 và Điều 31 Bộ luật lao động năm 2019

Điều 42 Quyết định số 595/QĐ-BHXH

Điều 99 Bộ luật lao động năm 2019

Điều 42 Quyết định số 595/QĐ-BHXH

Những  trường hợp sẽ được áp dụng thực hiện tạm hoãn hoặc là nghỉ không hưởng lương

Tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động

Nghỉ việc không hưởng lương

- Đang thực hiện nghĩa vụ quân sự, tham gia Dân quân tự vệ;

- Đang bị tạm giữ hoặc tạm giam theo quy định của pháp luật.

- Đang bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, trường giáo dưỡng hoặc là  cơ sở giáo dục bắt buộc.

- Lao động nữ đang trong thai kỳ 

- Người được bổ nhiệm làm quản lý DN của công ty TNHH một thành viên do NN nắm giữ 100% vốn điều lệ.

- Người được ủy quyền để thực hiện quyền và trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu NN đối với phần vốn NN tại DN.

- Người được ủy quyền để thực hiện quyền và trách nhiệm của DN đối với phần vốn của DN đầu tư tại DN khác;

- Trường hợp khác do bên người lao động và sử dụng lao động thỏa thuận.

 

- Trường hợp người nhà là :ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột mất; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.

- Người lao động có sự thỏa thuận với người sử dụng lao động để được nghỉ nhưng không hưởng lương

Hệ quả với thời hạn của hợp đồng lao động

Tạm ngừng thực hiện hợp đồng lao động

Nghỉ việc không hưởng lương

Thời gian tạm hoãn sẽ không tính vào thời hạn của hợp đồng lao động đã được giao kết

Thời gian nghỉ không hưởng lương sẽ vẫn được tính vào thời hạn của hợp đồng lao động đã được giao kết

Khi người lao động quay lại làm việc và tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động

Tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động

Nghỉ việc không hưởng lương

Trong vòng 15 ngày, tính từ ngày hết thời hạn xin tạm hoãn thực: 

- Người lao động sẽ phải có mặt tại nơi làm việc

- Người sử dụng lao động sẽ phải nhận người lao động quay trở lại làm công việc, theo như hợp đồng lao động đã giao kết, với điều kiện  hợp đồng vẫn còn thời hạn, trừ trường hợp hai phía có thỏa thuận khác hoặc là về mặt pháp luật có quy định khác.

Hết thời gian nghỉ không lương thì người lao động quay sẽ phải trở lại làm việc

Nếu trường hợp hết thời hạn hợp đồng, thì mới được phép chấm dứt hợp đồng lao động hoặc là 2 bên thực hiện thỏa thuận để ký kết hợp đồng mới.

Về chế độ bảo hiểm xã hội

Tạm ngừng thực hiện hợp đồng lao động

Nghỉ việc không hưởng lương

- Nếu người lao động không làm việc và không hưởng lương từ 14 ngày trở lên trong tháng, thì tháng đó cần không đóng BHXH

- Trừ trường hợp, người lao động đang bị tạm giam, tạm giữ hoặc tạm đình chỉ công tác để phục vụ việc điều tra, xem xét có vi phạm pháp luật hay không:

+ Người lao động và đơn vị tạm dừng đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN nhưng sẽ vẫn phải đóng BHYT hàng tháng bằng 4,5% của 50% mức lương tháng mà người lao động được nhận

+ Sau thời gian đó, nếu trường hợp người lao động được xác định không vi phạm pháp luật, thì sẽ thực hiện đóng bù BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN trên tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc, đồng thời, truy đóng BHYT trên số tiền lương được truy lĩnh, không tính lãi đối với số tiền truy đóng

+ Nếu trường hợp người lao động được xác định có vi phạm pháp luật, thì cần không đóng bù BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN và đồng thời cũng không truy đóng BHYT trong thời gian bị tạm giam.

Nếu nghỉ việc không hưởng lương từ 14 ngày trở lên trong tháng, người lao động sẽ không đóng BHXH tháng đó.

Về quy định xử phạt vi phạm

Tạm ngừng thực hiện hợp đồng lao động

Nghỉ việc không hưởng lương

Phạt tiền từ 3.000.000đ - 7.000.000đ nếu người sử dụng lao động từ chối nhận người lao động trở lại làm việc, sau khi thời hạn tạm hoãn kết thúc, trừ trường hợp đã có thỏa thuận khác từ 2 bên.

Phạt tiền từ 2.000.000đ - 5.000.000đ nếu người sử dụng lao động không tiếp nhận người lao động nghỉ không lương sau khi hết thời hạn nghỉ đúng quy định

G