Nhung-thu-can-chuan-bi-đe-lam-ho-so-thanh-lap-cong-ty

Nhung-thu-can-chuan-bi-đe-lam-ho-so-thanh-lap-cong-ty

Nhung-thu-can-chuan-bi-đe-lam-ho-so-thanh-lap-cong-ty

Nhung-thu-can-chuan-bi-đe-lam-ho-so-thanh-lap-cong-ty

Nhung-thu-can-chuan-bi-đe-lam-ho-so-thanh-lap-cong-ty

0909.411.148 / 0849.567.417

Trang chủ > Tin tức & Sự kiện

Những thứ cần chuẩn bị để làm hồ sơ thành lập công ty

Những thứ cần chuẩn bị để làm hồ sơ thành lập công ty l THE WAY

Bạn muốn khởi nghiệp nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu? Vẫn còn nhiều lo lắng về các thủ tục hay các quy trình thành lập công ty TNHH, công ty TNHH 1 thành viên, công ty Cổ phần,…Bạn phân vân không biết nên chọn loại hình doanh nghiệp gì cho phù hợp? Hãy tham khảo bài viết này để biết bạn cần chuẩn bị gì để làm hồ sơ thành lập công ty nhé!

Tư vấn THE WAY với sự dày dặn về kinh nghiệm trong lĩnh vực dịch vụ tư vấn thủ tục thành lập công ty, Giấy phép kinh doanh,…Chúng tôi sẽ hướng dẫn chi tiết đến quý khách hàng các quy trình, thủ tục thành lập doanh nghiệp mới như sau:

Những thứ cần chuẩn bị để làm hồ sơ thành lập công ty l THE WAY

1. Lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp

Một vấn đề mà hầu hết ai khởi nghiệp đều băn khoăn chính là nên lựa chọn loại hình doanh nghiệp nào? Loại hình doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng đến việc phân định quyền lợi và nghĩa vụ của các chủ sở hữu do đó nó nắm giữ vai trò rất quan trọng, về lâu dài nó liên quan đến tầm nhìn và hướng đi của một công ty.

Có 4 yếu tố cần cân nhắc kỹ trước khi tiến hành các thủ tục thành lập công ty: Thuế, trách nhiệm và nghĩa vụ cá nhân, kỳ vọng của các nhà đầu tư, các thủ tục chuyển nhượng, bổ sung, thay thế chủ sở hữu. Hiện nay, có 5 loại hình doanh nghiệp phổ biến: Công ty TNHH 1 thành viên, Công ty cổ phần, Công ty TNHH, Công ty vốn nước ngoài, Chi nhánh công ty.

2. Sao y công chứng giấy tờ

- Loại hình công ty TNHH: sao y công chứng giấy CMND hoặc hộ chiếu của các thành viên

- Loại hình công ty cổ phần: sao y công chứng giấy CMND hoặc hộ chiếu của các cổ đông

Lưu ý: Thời hạn Giấy CMND không quá 15 năm và bản sao y công chứng không quá 3 tháng.

giay to can chuan bi de thanh lap doanh nghiep tại G-Office

3. Đặt tên công ty

Tốt nhất bạn nên đặt tên doanh nghiệp ngắn gọn và dễ nhớ, phải phát âm được và tên phải viết bằng tiếng Việt (cho phép kèm theo chữ số và ký hiệu). Trong đó có ít nhất 2 thành tố chính là loại hình doanh nghiệp hoặc Tên riêng.

Tên công ty không được phép trùng lặp với các công ty thành lập trước đó (quy định tại Điều 42 Luật Doanh nghiệp 2014). Để kiểm ta xem tên mình đặt có bị trùng với các công ty khác không có thể truy cập vào: “dangkykinhdoanh.gov.vn” để tra khảo.

4. Xác định địa chỉ kinh doanh hợp pháp thuộc quyền sở hữu của công ty

Trụ sở của doanh nghiệp là một địa điểm để khách hàng/ đối tác liên hệ nằm trên lãnh thổ Việt Nam. Địa chỉ phải xác định được số nhà, hẻm, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, huyện, phường, thị trấn, quận, thị xã, tỉnh, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Hiện nay chung cư để ở không được phép đặt địa chỉ kinh doanh để thực hiện chức năng kinh doanh. Tuy nhiên ở một số trung tâm thương mai các chủ đầu tư có sự xin phép

Chung cư có chức năng để ở thì không được phép đặt địa chỉ trụ sở công ty để thực hiện chức năng kinh doanh ở đó, tuy nhiên ở một số trung tâm thương mại/chung cư thì chủ đầu tư có xin chức năng kinh doanh cho những khu xác định và cụ thể như lầu trệt, tầng 1, tầng 2… Còn đối với những địa chỉ khác có xác định địa chỉ rõ ràng thì các bạn hoàn toàn có thể đặt địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp để kinh doanh.

5. Xác định ngành nghề dự kiến công ty kinh doanh.

Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp đăng ký phải khớp với mã ngành cấp 4 trong hệ thống ngành nghề kinh tế quốc gia. Đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện phải đáp ứng theo đúng quy định của pháp luật để thành lập chẳng hạn như: chứng chỉ hành nghề, điều kiện về giấy phép con…

6. Xác định khoản vốn điều lệ để kinh doanh.

Vốn điều lệ là số vốn do các thành viên, cổ đông đóng góp hoặc cam kết đóng góp trong một mốc thời gian nhất định, được vào Điều lệ công ty để công bố cho các cổ đông khác biết.

Vốn điều lệ ảnh hưởng đến khoản nộp thuế môn bài của doanh nghiệp phải đóng như sau:

• Mức thuế môn bài mà doanh nghiệp phải nộp khi có vốn Điều lệ trên 10 tỷ đồng là: 3 triệu đồng/năm

• Với các doanh nghiệp có vốn Điều lệ từ 10 tỷ đồng trở xuống thì mức thuế môn bài phải nộp là: 2 triệu đồng/năm

7. Xác định chức danh người đại diện pháp luật của công ty/doanh nghiệp.

Về chức danh người đại diện pháp luật của doanh nghiệp nên để là Giám đốc (hoặc Tổng giám đốc).

G