Điều kiện để được cấp giấy phép xử lí chất thải và giấy phép hành nghề khoan giếng dưới đất

Điều kiện để được cấp giấy phép xử lí chất thải và giấy phép hành nghề khoan giếng dưới đất

Điều kiện để được cấp giấy phép xử lí chất thải và giấy phép hành nghề khoan giếng dưới đất

Điều kiện để được cấp giấy phép xử lí chất thải và giấy phép hành nghề khoan giếng dưới đất

Điều kiện để được cấp giấy phép xử lí chất thải và giấy phép hành nghề khoan giếng dưới đất

0909.411.148 / 0849.567.417

Trang chủ > Tin tức & Sự kiện

ĐIỀU KIỆN ĐẦU TƯ KINH DOANH THUỘC LĨNH VỰC TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

Văn bản sửa đổi số 136/2018/NĐ-CP được Chính phủ ban hành nhằm sửa đổi một số điều kiện liên quan đến việc cấp giấy phép cho hai ngành nghề liên quan đến lĩnh vực tài nguyên môi trường là khoan nước dưới đất và xử lí chất thải nguy hại. Dưới đây là một số điều kiện đã được chỉnh lí, mời bạn đọc cùng tham khảo thông tin.

 

1. Điều kiện để được cấp giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất

       Tổ chức, cá nhân hành nghề khoan nước dưới đất phải có đủ các điều kiện sau đây:

1. Có quyết định thành lập tổ chức của cấp có thẩm quyền hoặc một trong các loại giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với tổ chức hoặc giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh đối với nhóm cá nhân, hộ gia đình do cơ quan có thẩm quyền cấp.

 

2. Người đứng đầu tổ chức (Giám đốc hoặc tổng giám đốc) hoặc người chịu trách nhiệm chính về kỹ thuật của tổ chức, cá nhân hành nghề (sau đây gọi chung là người chịu trách nhiệm chính về kỹ thuật) phải đáp ứng các điều kiện sau:

 

      a) Đối với ngành nghề khoan nước dưới đất có quy mô nhỏ:

Có trình độ chuyên môn tốt nghiệp trung cấp trở lên thuộc các ngành địa chất (địa chất thăm dò, địa chất thủy văn, địa chất công trình, địa kỹ thuật), khoan hoặc công nhân khoan có tay nghề bậc 3/7 hoặc tương đương trở lên, đã trực tiếp tham gia thiết kế, lập báo cáo hoặc thi công khoan ít nhất 03 công trình khoan nước dưới đất.

Trường hợp không có một trong các văn bằng quy định nêu trên thì đã trực tiếp thi công ít nhất 05 công trình khoan nước dưới đất;

 

      b) Đối với ngành nghề khoan nước dưới đất quy mô vừa:

Có trình độ chuyên môn tốt nghiệp trung cấp trở lên thuộc các ngành địa chất (địa chất thăm dò, địa chất thủy văn, địa chất công trình, địa kỹ thuật), khoan; đã trực tiếp tham gia lập đề án, báo cáo thăm dò, thiết kế hệ thống giếng khai thác hoặc chỉ đạo thi công ít nhất 03 công trình khoan nước dưới đất có lưu lượng từ 200m3/ngày đêm trở lên;

 

      c) Đối với ngành nghề khoan nước dưới đất quy mô lớn:

Có trình độ chuyên môn tốt nghiệp đại học trở lên thuộc các ngành địa chất (địa chất thăm dò, địa chất thủy văn, địa chất công trình, địa kỹ thuật), khoan; đã trực tiếp tham gia lập đề án, báo cáo thăm dò, thiết kế hệ thống giếng khai thác hoặc chỉ đạo thi công ít nhất 03 công trình khoan nước dưới đất có lưu lượng từ 3,000m3/ngày đêm trở lên.

 

2. Điều kiện để được cấp phép xử lí chất thải nguy hại

        Tổ chức, cá nhân đăng ký cấp giấy phép xử lí chất thải nguy hại phải đáp ứng được các điều kiện quy định của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu và các yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lí liên quan đến điều kiện cấp phép xử lí chất thải nguy hại, gồm:

1. Các phương tiện, thiết bị lưu giữ, vận chuyển và xử lí chất thải nguy hại (kể cả sơ chế, tái chế, đồng xử lí, thu hồi năng lượng từ chất thải nguy hại) phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý quy định tại phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này.

 

2. Phương tiện vận chuyển chất thải nguy hại phải có hệ thống định vị vệ tinh (GPS) được kết nối mạng thông tin trực tuyến để xác định vị trí và ghi lại hành trình vận chuyển chất thải nguy hại.

 

3. Một phương tiện, thiết bị chỉ được đăng ký cho một giấy phép xử lí chất thải độc hại, trừ các phương tiện vận chuyển đường sắt, đường biển và đường hàng không.

 

4. Công trình bảo vệ môi trường tại cơ sở xử lí chất thải nguy hại và trạm trung chuyển chất thải nguy hại (nếu có) phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lí quy định tại phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này.

 

5. Tổ chức, cá nhân đăng ký cấp phép xử lí chất thải nguy hại phải lập các bảng hướng dẫn dạng rút gọn hoặc dạng sơ đồ về quy trình vận hành an toàn của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu với kích thước phù hợp và lắp đặt tại vị trí thuận tiện để quan sát trên phương tiện vận chuyển, trong cơ sở xử lý và trạm trung chuyển chất thải nguy hại (nếu có).

G