Hợp đồng cộng tác viên và hợp đồng khoán việc có dự khác nhau như thế nào

Hợp đồng cộng tác viên và hợp đồng khoán việc có dự khác nhau như thế nào

Hợp đồng cộng tác viên và hợp đồng khoán việc có dự khác nhau như thế nào

Hợp đồng cộng tác viên và hợp đồng khoán việc có dự khác nhau như thế nào

Hợp đồng cộng tác viên và hợp đồng khoán việc có dự khác nhau như thế nào

0909.411.148 / 0849.567.417

Trang chủ > Tin tức & Sự kiện

PHÂN BIỆT GIỮA HỢP ĐỒNG CỘNG TÁC VIÊN VÀ HỢP ĐỒNG KHOÁN VIỆC

      Hiện nay, dù được sử dụng tương đối phổ biến nhưng không ít doanh nghiệp vẫn còn nhầm lẫn và lúng túng khi sử dụng giữa hợp đồng Cộng tác viên và hợp đồng Khoán việc. Bài viết sau đây nhằm giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn và thống nhất được quy trình đúng đắn khi sử dụng hai hợp đồng này.

 

      Trước hết, doanh nghiệp cần hiểu rằng: Pháp luật về lao động hiện nay không có bất kỳ quy định nào định nghĩa hay đề cập đến khái niệm “Hợp đồng Cộng tác viên” và “Hợp đồng Khoán việc”.

 

      Trong pháp luật về lao động, chỉ có 03 loại Hợp đồng lao động, gồm:

          a) Hợp đồng lao động không xác định thời hạn;

          b) Hợp đồng lao động xác định thời hạn;

          c) Hợp đồng lao động mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.

 

      Đồng thời, không chỉ riêng hợp đồng Cộng tác viên và hợp đồng Khoán việc, việc xác định bất kỳ hợp đồng nào đó có phải là hợp đồng lao động hay không KHÔNG căn cứ vào tiêu đề của hợp đồng, mà phải căn cứ vào nội dung được giải thích hợp lý của hợp đồng đó.

 

      Tức là, hợp đồng Cộng tác viên và hợp đồng Khoán việc hoàn toàn có thể là dạng hợp đồng dịch vụ; hoặc, hợp đồng lao động nếu mang nội dung và tính chất như một hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 23 của Bộ luật Lao động năm 2012.

 

      Chỉ khi doanh nghiệp nhận định rõ ràng rằng hợp đồng Cộng tác viên và hợp đồng Khoán việc (sau đây gọi chung là “HỢP ĐỒNG”) được giao kết là hợp đồng dịch vụ hay hợp đồng lao động, thì doanh nghiệp mới có những ứng xử phù hợp với quy định pháp luật.

 

      Những “ứng xử” được đề cập là bao gồm những công việc sau:

      - Trách nhiệm tham gia các loại bảo hiểm bắt buộc;

      - Trách nhiệm về thuế thu nhập cá nhân;

      - Tính chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.

 

      Những ứng xử được minh họa bằng sơ đồ dưới đây:

      Trong sơ đồ này: “Các loại bảo hiểm bắt buộc” bao gồm Bảo hiểm Xã hội, Bảo hiểm Y tế, Bảo hiểm Thất nghiệp và Bảo hiểm Tai nạn lao động, Bệnh nghề nghiệp; “TNCN” là Thu nhập cá nhân; và,  “GTGT” là Giá trị gia tăng.

 

       Sơ đồ này hoàn toàn có thể được sử dụng như một quy trình công việc khi doanh nghiệp lựa chọn sử dụng hợp đồng Cộng tác viên và hợp đồng Khoán việc.     

 

Nguồn: gtax.vn

 

Tags:
G